Trang chủTin tứcChụp Mri khác CT như thế nào? Cái nào tốt hơn?

Chụp Mri khác CT như thế nào? Cái nào tốt hơn?

Với công nghệ hiện đại thì ngày càng nhiều hơn các phương pháp chẩn đoán hình ảnh. Nổi bật là công cụ chụp Mri và chụp CT để kiểm tra được tổng quát tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Trong bài viết này rangsu.com.vn sẽ giải đáp cách chụp Mri khác CT như thế nào cụ thể để mọi người nắm bắt.

Tìm hiểu về phương pháp chụp Mri và chụp CT

Có nhiều cách thức khác nhau để các bác sĩ áp dụng kiểm tra sức khỏe bệnh nhân như phương pháp chụp Mri và CT. Sau đây rangsu.com.vn sẽ nêu ra những đặc điểm nổi bật của công cụ chẩn đoán hình ảnh này: 

Chụp MRI

Chụp Mri hay chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật dùng từ trường kết hợp với sóng vô tuyến thực hiện việc quét qua các bộ phận của cơ thể. Hệ thống máy quét sẽ ghi lại hình ảnh về cấu trúc bên trong cơ thể của bé, đặc biệt hiện rõ về xương khớp, các mô, tổ chức mềm, não hộ và các cơ quan khác.

Phương pháp chụp cộng hưởng từ Mri
Phương pháp chụp cộng hưởng từ Mri

Người chụp Mri sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn trước khi áp dụng chụp. Vào phòng thì bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nằm xuống máy thoải mái trong khoảng 30 phút – 1 giờ tùy vào khu vực cần chụp. Bệnh nhân sẽ được đeo tai nghe giảm tiếng ồn khi chụp máy. 

Chụp CT

Chụp CT hay còn gọi là chụp cắt lớp vi tính – phương pháp ứng dụng tia X để quét các bộ phận trong cơ thể nhằm phát hiện ra dấu hiệu bất thường. Hệ thống máy sẽ kiểm tra ở những góc độ khác nhau và theo từng lớp cắt riêng biệt.

Các tia X đi qua cơ thể sẽ thu lại và xử lý với công nghệ của các phần mềm máy tính chuyên dụng. Sau đó sẽ xuất thông tin dưới dạng hình ảnh 2 chiều hoặc 3 chiều về các cơ quan trong cơ thể. Các bác sĩ sẽ nhìn hình ảnh đó để chẩn đoán bệnh.

Phương pháp chụp CT cắt lớp vi tính
Phương pháp chụp CT cắt lớp vi tính

Chụp Mri khác CT như thế nào? 

Về phương pháp Mri hay CT đều là chụp bằng công nghệ hiện đại có sử dụng máy quét nhằm kiểm tra cơ thể có bình thường hay bất thường không. Tuy nhiên, 2 phương pháp này lại hoàn toàn khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu chụp Mri khác CT như thế nào nhé:

Về thời gian chụp

Phương pháp chụp CT này thực hiện trong thời gian nhanh chóng hơn chụp Mri. Thời gian chụp cắt lớp vi tính trung bình là 3 – 5 phút, một số trường hợp đặc biệt kéo dài hơn (lên tới 15 – 45 phút). Còn chụp Mri dao động từ 30 phút tới 1 tiếng đồng hồ.

Bác sĩ chỉ định

  • Chụp CT thường được các bác sĩ chỉ định trong trường hợp người bệnh bị va đập, gặp chấn thương. Qua chụp hình ảnh để xem xét tình trạng hộp sọ như thế nào, vôi hóa hoặc vật kim loại. 
  • Chụp Mri được bác sĩ chỉ định khi bệnh nhân bị đau đầu kéo dài, phát hiện khối u, cơ thể bất thường, bị dị dạng trong mạch máu não, thoái hóa chất trắng, bị động kinh,…Hình ảnh chụp Mri để bác sĩ chẩn đoán được chính xác bệnh đang có.

Ảnh hưởng bởi kim loại

  • Chụp CT là phương pháp không ảnh hưởng gì về kim loại ở trên người của bệnh nhân.
  • Chụp Mri là phương pháp chụp ảnh sẽ yêu cầu bệnh nhân tháo những vật làm bằng kim loại trên người xuống trước khi chụp. Bởi ảnh hưởng của từ trường sẽ hút kim loại gây nguy hiểm hoặc dễ có sự cố xảy ra.

Đánh giá khu vực bị che khuất

  • Chụp CT thì không thể nhìn rõ được các phần xương bị che khuất nên không giúp bác sĩ đánh giá thông tin chuẩn. 
  • Chụp Mri giúp các bác sĩ có thể đánh giá được phần cơ thể bị xương che với hình ảnh rõ nét, có thể tái tạo 3D.

Khả năng phơi nhiễm bức xạ

  • Chụp CT sử dụng hệ thống máy có tia X nên có khả năng gây nhiễm xạ cao cho người chụp
  • Chụp Mri không áp dụng các bức xạ ion hóa, kỹ thuật này an toàn cho cơ thể của bệnh nhân. Đặc biệt là trẻ nhỏ hoặc bệnh nhân phải thực hiện chụp Mri nhiều lần để chẩn đoán tình trạng bệnh cụ thể.

Thuốc phản quang tiêm đường tĩnh mạch

Chụp CT sử dụng hợp chất iod nên có thể gây ra các phản ứng trên người bệnh nhân như dị ứng. Vì thế cách thức này được bác sĩ chỉ định không dùng với bệnh nhân bị suy thận.

Chụp Mri thì sử dụng thuốc phản quang an toàn hơn nên ít xảy ra các phản ứng bất thường trên người bệnh nhận. Vì thế phương pháp này có thể áp dụng với bệnh nhân bị suy thận, trừ các trường hợp đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn.

Chi phí thực hiện

  • Chụp CT hiện tại có chi phí dao động vào khoảng 900.00 – 5.000.000đ
  • Chụp MRI có mức chi phí dao động từ 1.800.000 – 2.500.000đ.

Có thể bạn quan tâm:

Lựa chọn CT hay Mri tốt hơn?

Cả 2 phương pháp chụp cộng hưởng từ và chụp cắt lớp vi tính đều là phương pháp hiện đại. Được ứng dụng trong việc chẩn đoán hình ảnh về bệnh cụ thể và phát hiện các chấn thương phức tạp trong cơ thể. Việc đánh giá phương pháp nào tốt hơn rất khó, mỗi cách thức đều có các ưu và nhược điểm riêng.

Tùy tình trạng bệnh nhân để bác sĩ tư vấn chụp Mri hoặc CT
Tùy tình trạng bệnh nhân để bác sĩ tư vấn chụp Mri hoặc CT

Ngoài ra, việc chọn phương pháp nào cho bệnh nhân còn dựa trên tình trạng, cơ địa cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Có trường hợp người bệnh chỉ chụp được CT, trường hợp khác lại chỉ chụp được Mri.

Tốt nhất bệnh nhân vẫn lên tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để thăm khám tình trạng bệnh sau đó bác sĩ sẽ tư vấn lựa chọn phương pháp phù hợp. Bệnh nhân nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để có hướng chăm sóc cơ thể đúng cách.

Khi nào cần đến MRI hoặc CT?

Mỗi phương pháp chụp chẩn đoán hình ảnh đều có ưu thế riêng, chụp Mri hay CT cũng vậy. Và lựa chọn cách thức chụp chiếu nào dưới sự hướng dẫn và tư vấn của các bác sĩ có chuyên môn sẽ chuẩn xác hơn. Sau đây rangsu.com.vn sẽ nêu ra các trường hợp cần tới chọn phương pháp cụ thể: 

Ưu thế khi chụp MRI

Chụp cộng hưởng từ áp dụng chụp cho hình ảnh về các mô mềm, nhất là mô quanh xương chi tiết. Mri được sử dụng cho việc khảo sát, chẩn đoán bệnh lý về xương khớp, giãn dây chằng, bệnh não bộ, tuyến vú, mạch máu, hệ thần kinh,…

Ưu thế khi chụp CT

Phương pháp chụp CT chiếm ưu thế hơn trong việc tái tạo các hình ảnh cụ thể về phần cứng của cơ thể một cách rõ nét. Chẳng hạn chụp CT rất hiệu quả trong chẩn đoán tình trạng gãy xương, có khối u trong cơ thể, bị chảy máu trong hoặc người bệnh theo dõi điều trị ung thư

Các bác sĩ có chuyên môn sẽ nắm bắt rõ các biểu hiện cơ thể bệnh nhân, tư vấn phương pháp chụp để xác định được tình trạng cơ thể chuẩn xác. Những ai đang quan tâm tới cách thức chụp này nên tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được hướng dẫn bởi đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm.

Giờ thì khi đọc thông tin bài viết của rangsu.com.vn độc giả đã nắm bắt được phương pháp chụp Mri khác CT như thế nào? Nên lựa chọn cách thức nào trong các trường hợp cụ thể rồi phải không. Mời bạn tiếp tục cập nhập thêm thông tin mới tại website để phục vụ tốt cho cuộc sống của mình nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

bài viết mới

bài viết liên quan